Một Số Bệnh Lý Có Thể Dẫn Đến Suy Giảm Trí Nhớ
Suy giảm trí nhớ, hay quên không chỉ xuất hiện ở người già mà còn xuất phát từ các bệnh lý khác nhau.
Như vậy bệnh lý nào gây suy giảm trí nhớ?
Ngủ ngáy hoặc khó thở khi ngủ
Phụ nữ ở vào tuổi 40 trở đi, trí nhớ thường bị suy giảm, một phần nguyên nhân rất phổ biến là do chứng mất ngủ và ngủ ngáy. Điều này phản ánh tình trạng hô hấp kém trong khi ngủ, điều này thường gắn với tình trạng đường thở hẹp khiến cho lượng ôxy lên não thấp, hậu quả là các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu vào buổi sáng khi thức dậy, mất ngủ… Về lâu dài, tình trạng này làm giảm đáng kể chức năng ghi nhớ của não bộ.
Suy nhược cơ thể
Những người thường xuyên bị tình trạng suy nhược cơ thể có nồng độ các chất truyền dẫn tín hiệu serotonin và nerepinephrine thấp hơn nhiều so với người có thể trạng bình thường. Khi nồng độ các chất serotonin và nerepinephrine trong não thấp sẽ dẫn tới năng lực tập trung và sự tỉnh táo của trí não bị giảm đáng kể trong một thời gian nhất định.
Suy giảm hoạt động tuyến giáp
Hormon tiết ra từ tuyến giáp có chức năng giúp kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể. Khi hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, lượng hormon tuyến giáp tiết ra ít, có thể kéo dài thời gian trao đổi chất đối với não bộ, từ đó khiến cho các hoạt động của não, trong đó có hoạt động tư duy, trí nhớ bị suy giảm.
Có thể bạn chưa biết
Sâm ngọc linh bồi bổ trí não, nâng cao trí nhớ
Sâm ngọc linh loại thượng dược có giá trị trong kho tàng đông y. Với hàng loạt tác dụng hữu ích đối với sức khỏe.
Ngoài chữa bệnh sâm ngọc linh được dùng phổ biến trong hổ trợ sức khỏe, tăng cường thể trạng, bồi bổ trí não, chống suy nhược thần kinh, nâng cao trí nhớ, khả năng tập trung, chống lão hóa, tăng tuổi thọ đáng kể.
Có thể dùng sâm nấu uống như trà- biện pháp chăm sóc sức khỏe và nâng cao trí nhớ hiệu quả.