Đau bụng khi mang thai có sao không là câu hỏi rất nhiều mẹ bầu đặt ra khi đi khám. Cũng dễ hiểu thôi vì đau bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu của những biến chứng thai kì nguy hiểm. Để bổ sung vào cẩm nang bà bầu, hãy cùng giải đáp các câu hỏi thường gặp về hiện tượng 100% thai phụ đều gặp phải này nhé.
Đau bụng khi mang thai là gì
Hiện tượng đau bụng khi mang thai là những dấu hiệu xảy ra trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Mỗi triệu chứng đau bụng khi mang thai lại cảnh báo sức khỏe khác nhau của cơ thể mẹ bầu. Đau bụng khi mang thai có sao không còn tùy trường hợp. Trừ tình trạng đau bụng thường xuyên kéo dài từng cơn, nhìn chung đây chỉ là hiện tượng thông thường mẹ bầu nào cũng trải qua. Tuy nhiên, chị em cần quan sát và đến bác sĩ kịp thời để phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn mà hiện tượng này có thể gây ra.
Khi xuất hiện các dấu hiệu đau bụng khi mang thai, mẹ bầu thường hoang mang và đặt ra nhiều câu hỏi như khi mang thai có đau bụng không hay đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không. Dưới đây là những câu hỏi và giải đáp mà chúng tôi thường gặp nhất mời bạn tham khảo.
Đau bụng khi mang thai có sao không
Nhiều mẹ bầu khi mang thai rất hay bị đau bụng nên thường lo lắng không biết liệu đau bụng khi mang thai có sao không? Bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể đều cảnh báo một điều gì đó và đau bụng cũng vậy. Những cơn đau bụng sẽ phản ánh chính xác nhất các dấu hiệu đang có trong cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Từ đó mà có thể thấy đau bụng khi mang thai có thể chia làm 2 nhóm: thông thường (không nguy hiểm) và nguy cơ cao (nguy hiểm).
Nguyên nhân đau bụng khi mang thai thông thường
Táo bón và đầy hơi
Táo bón và đầy hơi cũng chỉ là những triệu chứng thông thường trong thai kỳ và chúng sẽ khiến mẹ cảm thấy đau tức bụng khi mang thai. Progesterone, một loại hormone thường được sản sinh nhiều khi mang thai, sẽ làm ứ trệ đường tiêu hóa, khiến thức ăn di chuyển qua đấy chậm hơn. Để tránh bị táo bón, các mẹ hãy uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nếu những cách trên vẫn không hiệu quả, các mẹ hãy nhờ bác sĩ sản phụ khoa cho uống các loại thuốc làm mềm chất thải hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ.
Đau dây chằng
Đau dây chằng tròn là một cảm giác khó chịu khi bạn đột nhiên đổi tư thế. Hiện tượng này xuất hiện từ vùng bụng dưới (hoặc ở bên trong, từ tử cung xuống háng). Cơn đau thường ngắn, mạnh và thốn. Thông thường, bạn sẽ trải nghiệm cơn đau bụng khi mang thai này trong tam cá nguyệt thứ 2. Nếu cảm thấy không được thoải mái lắm, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để được kê thuốc acetaminophen nếu cần thiết.
Con gò chuyển dạ Braxton-Hicks
Cơn gò Braxton-Hicks thường không liên quan gì đến sự giãn nở vùng cổ tử cung. Chúng có thể hơi khó chịu, nhưng hoàn toàn vô hại. Điều quan trọng ở đây là cần phân biệt các cơn gò giả này với cơn gò thật báo hiệu sắp sinh. Những cơn co thắt thật sự thường theo chu kỳ và ngày càng nhanh cũng như mạnh hơn. Uống nhiều nước có thể làm giảm cơn gò giả, vì thế các mẹ hãy đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày. Nếu vẫn tiếp tục bị co thắt, hoặc các mẹ không chắc chắn mình đang chuyển dạ hay chỉ là cơn gò giả thì hãy gọi cho bác sĩ sản khoa.
Tử cung giãn nở
Tử cung khi giãn nở sẽ đè lên phần ruột, có thể dẫn đến các triệu chứng mà theo giáo sư sản phụ khoa Pattrick Duff của trường Đại học Florida là “gây buồn nôn, cảm giác đầy hoặc chướng bụng”. Từ đó gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai. Giải pháp đẩy lùi cơn đau bụng này là ăn uống khoa học, chia làm nhiều bữa nhỏ, vận động và nghỉ ngơi điều độ và đặc biệt không được nhịn tiểu.
Nguyên nhân đau bụng khi mang thai nguy hiểm
Đây mới là thực sự là phần các mẹ bầu đang thắc mắc đau bụng khi mang thai có sao không nên chú tâm vào. Vì khi nguyên nhân của những cơn đau bụng nằm trong nhóm dưới đây, thì chị em cần hết sức lưu ý để có biển pháp đối phó kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung
Khi mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện cơn đau bụng thường xuyên, mẹ bầu sẽ đau khi đi tiểu, khi tập thể dục… kèm theo chảy máu âm đạo. Ngoài ra, bạn sẽ có cảm giác hồi hộp, nhịp tim bị loạn.
Hiện tượng sảy thai
Vào khoảng 3 tháng đầu, nếu bạn đau bụng âm ỉ kèm chảy máu âm đạo trong một khoảng thời gian dài có thể là dấu hiệu của sảy thai. Điều này vô cùng nguy hiểm nên mẹ bầu cần phải khám bác sĩ kịp thời để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi.
Tiền sản giật
Theo nghiên cứu của Quỹ phòng chống tiền sản giật Hoa Kỳ, tiền sản giật hoặc các chứng rối loạn huyết áp khác có thể bột phát vào bất cứ lúc nào kể từ tuần mang thai thứ 20. Đó là lý do vì sao các bác sĩ thường kiểm tra huyết áp của các mẹ trong mỗi buổi khám. Chúng thường được biểu hiện bởi lượng huyết áp và đạm tăng cao trong nước tiểu.
Huyết áp cao sẽ làm các mạch máu trong tử cung, vốn cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé, bị co lại, làm quá trình phát triển của bé chậm lại. Tiền sản giật cũng có thể làm tăng nguy cơ bong nhau thai, triệu chứng mà nhau thai bị đứt khỏi màng tử cung trước thời điểm sinh đẻ. Khi chứng tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, nó có thể kéo theo những cơn đau bụng khi mang thai cũng như các chứng buồn nôn, đau đầu, sưng tấy và rối loạn thị lực.
Hiện tượng sinh non
Sinh non thường có dấu hiệu là dịch tiết âm đạo có những thay đổi bất thường kèm theo triệu chứng chuột rút, đau lưng kèm cơn co thắt thường xuyên. Ngoài ra còn có hiện tượng tăng áp lực trong xương chậu. Tất cả các điều này có khả năng báo hiệu bạn sẽ sinh non.
Ngoài ra còn 1 số các lí do khác tuy không phải biến chứng thai kì những cũng gây nguy hiểm cho thai nhi như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa, sỏi mật,... Các mẹ cũng cần hết sức lưu ý nhé.
Đau bụng khi mang thai tháng đầu có sao không
Khi mang thai trong 3 tháng đầu, thai phụ thường có những con đau bụng do nhiều nguyên nhân như: rối loạn cơ năng, do chức năng sinh lý hoặc đơn giản là do ốm nghén. Nếu bạn có biểu hiện xung huyết ở bụng dưới, tử cung lớn hơn, rối loạn bài tiết, tiêu hóa…cũng có thể gây ra những cơn đau. Tuy nhiên đây chỉ là những hiện tượng bình thường mà mẹ bầu rất dễ gặp phải trong những tháng đầu mang thai nên không có nguy hiểm gì. Trong trường hợp các cơn đau bụng thường xuyên kèm chảy máu âm đạo lại có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nên mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý để chữa trị kịp thời.
Cách phòng tránh và chữa đau bụng khi mang thai là gì
- Có chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể.
- Thời gian nghỉ ngơi hợp lí, không thức khuya.
- Tránh xa các loại thực phẩm khô như bánh gạo, bim bim, lương khô hay một số hoa quả sấy khác.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, trà, cafe, đồ cay và đồ uống có ga.
- Không ăn các thực phẩm còn sống, tái, ô thiu và có tính lạnh.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
- Bổ sung nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều thực phẩm mềm như khoai lang, trứng, cháo, sữa để tốt cho hệ tiêu hóa.
- Các mẹ phải luôn giữ cho tinh thần mình thật thoải mái, chườm khăn ấm lên bụng để giảm các cơn đau.
- Sử dụng củ gai và trà củ gai ngay từ những ngày đầu của thai kì để an thai và dưỡng thai
Trả lời cho những câu hỏi đau bụng khi mang thai có nguy hiểm không là những giải đáp cơ bản đồng thời cũng đem lại nguồn kiến thức để mẹ bầu biết và phòng tránh. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần phân biệt được đâu là hiện tượng đau bụng gây nguy hiểm đâu là hiện tượng bình thường. Hãy trở thành thai phụ thông minh bằng cách lắng nghe cơ thể mình cũng như sử dụng các thảo dược an thai như củ gai để phòng tránh và chữa trị những dấu hiệu xấu khi mang bầu nhé.
Nguồn: Thảo dược an thai