Tag: mang thai, trĩ,
Mang thai không chỉ là thiên chức mà còn là niềm hạnh phúc lớn nhất của người mẹ. Tuy nhiên quá trình mang thai không hề dễ dàng gì bởi mẹ bầu có thể mắc những bệnh lý gây khó chịu, stress trong sinh hoạt hàng ngày. Trong đó bị trĩ khi mang thai là một trong những căn bênh phổ biến nhất, thậm chí nhiều phụ nữ không hề mắc trĩ cho đến khi mang bầu.Theo thống kê có khoảng từ 20 – 50% mẹ bầu sẽ mắc bệnh trĩ trong lúc mang bầu.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN MẸ BẦU DỄ BỊ TRĨ KHI MANG THAI
Trong quá trình mang thai nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi cũng dẫn đến các mô không được liên kết chặt chẽ, các thành tĩnh mạch có biểu hiện sưng lên và mở rộng hơn. Ngoài ra do sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu để cung ứng cho thai nhi lượng oxi nhiều và bảo đảm dinh dưỡng, lượng máu có thể tăng hơn 40% so với thông thường. Nếu mẹ bầu nào có tiền sử bệnh trĩ sẽ cao hơn nhiều so với phụ nữ mang bầu bình thường.
Khi đang ở giai đoạn thứ 2 của thời kì mang thai, các mẹ cũng dễ có dấu hiệu bị trĩ nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể bệnh sẽ diễn biến xấu hơn.
Trung bình cứ 10 phụ nữ có bầu thì có đến 7-8 người bị trĩ khi mang thai. Một phần do mẹ bầu bị rối loạn tiêu hoá khi mang thai nên dễ bị táo bón. Khi bị táo bón các mẹ bắt buộc phải rặn nhiều nên vô tình gây áp lực lên hậu môn và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ chuyển sang trĩ, búi trĩ to dần và nếu to quá sẽ bị lộ ra ngoài. Mẹ bầu cũng cần chú ý nếu phát hiện mình bị thêm một số bệnh như: viêm đại tràng, bị táo bón, gan, tiểu đường hoặc mắc một số bệnh cấp tính phải sử dụng lượng kháng sinh nhiều thì khả năng mắc trĩ sẽ cao hơn.
CÁCH NHẬN BIẾT MẸ BẦU CÓ MẮC BỆNH TRĨ HAY KHÔNG ?
Bệnh trĩ được chia thành hai dạng khác nhau, đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu là trĩ nội, các mẹ có thể khó phát hiện hơn, chỉ khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh mới biết được. Còn trĩ ngoại lại dễ phát hiện vì thường tạo cảm giác như có 1 vật gì đó bị vướng lộ ra khỏi hậu môn giống như quả nho.
Về phần kích thước khi mẹ bầu bị trĩ khi mang thai thì không nhất thiết phải phải có những chỉ số cố định và rõ ràng.
Hiện tượng ra máu khi mang thai cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn hơn và bị căng ra. Đây là một triệu chứng dễ gây nhầm lẫn bởi các hiện tượng chảy máu trong khác. Để chắc chắn mẹ bầu hãy đi khám bác sĩ để có thông tin chuẩn xác nhất và có phương án chữa trị phù hợp, kịp thời.
Bệnh trĩ thường gây ra cảm giác ngứa ngát, khó chịu phần xung quanh hậu môn. Tất cả những những cảm giác khó chịu này sẽ khiến cho mẹ bầu bị bất ngờ khi mới bị mắc trĩ lần đầu. Nếu để bệnh quá nặng, các mẹ sẽ dễ bị stress, lo lắng, ăn uống khó khăn…tất cả có thể dẫn đễn động thai nếu như không biết cân bằng và giữ tinh thần thoải mái.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ CHO BÀ BẦU
Bị trĩ khi mang thai không có nguy hiểm gì nếu như mẹ bầu phát hiện sớm nếu có các dấu hiệu mắc bệnh trĩ. Các mẹ đừng xấu hổ, mà hãy đi khám bác sĩ sớm nhất nếu nghi ngờ mình bị bệnh này nhé.
Có phương pháp điều trị trĩ mà tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng sức khỏe của mẹ bầu thì sẽ đem lại kết quả khác nhau. Nhưng thực tế, các phương pháp điều trị này không thể loại bỏ hoàn toàn trĩ. Mẹ bầu có thể tham khảo các cách điều trị đơn giản dưới đây
-Quan tâm đến chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để khỏi bị táo bón.
-Sử dụng các loại kem bôi trơn tại hậu môn để giúp phân dễ dàng ra ngoài
-Mẹ bầu hãy uống một chút thuốc nhuận tràng vì chúng giúp làm mềm phân và giúp điều hòa rất tốt tần suất hoạt động trong ruột.
-Sử dụng miếng tẩm thuốc đã ngâm tẩm với kem hoặc các loại thuốc nước.
-Trên thị trường có những loại kem và thuốc mỡ có chứa chất gây mê hoặc gây tê rất tốt để giảm đau.
-Mẹ bầu chịu khó chườm lạnh, vệ sinh và tắm nước mát cũng đem lại hiểu quả khá tốt. Tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế sử dụng gói chườm trong thời gian dài. Đồng thời hãy kiểm tra đá lạnh cẩn thận xem đá đã được bọc gói với một tấmvải mềm đã vệ sinh sạch sẽ hay chưa.
-Có thể dùng chất Bi-cacbonat thường có trong soda để hòa vào nước ấm khi tắm cũng có thể giúp ích cho các mẹ.
-Tuyệt đối bê vác các vật nặng vì chúng sẽ làm tăng áp lực lên phần ổ bụng và áp lực vùng chậu.
-Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn là rất quan trọng. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh xong phải chắc chắn đã làm sạch mình rất kỹ bằng giấy vệ sinh mềm và khăn lau. Có một mẹo nhỏ là các mẹ hãy dùng giấy ướt hoặc vòi sen để vệ sinh một cách nhẹ nhàng.
-Hạn chế nạp quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn vào cơ thể vì muối/natri có thể khiến cho việc giữ nước khó khăn. Các mẹ cũng nên tránh ăn thức ăn quá quá nhiều gia vị nhé.
Bên trên là những thông tin hữu ích liên quan đến bị trĩ khi mang thai, để có thể giữ tinh thần và sức khỏe thật tốt, bảo vệ thai nhi cho đến lúc chào đời, mẹ bầu hãy sử dụng các loại thảo dược an thai để tránh những bệnh lý gây ảnh hường đến bé yêu nhé.