Điều quan trọng nhất trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là giúp người phụ nữ chủ động tìm hiểu nhằm nắm rõ nguy cơ lây nhiễm và đường lây truyền HIV để họ biết cách tự phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm HIV cho con. Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, cũng như sự quan tâm của toàn xã hội, nhiều người có HIV vẫn sống khỏe mạnh, cả về tinh thần lẫn thể xác. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản để cho ra đời những đứa trẻ bình thường.
Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra rất sớm, ngay khi người mẹ mang thai mới được 8 tuần và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Có nhiều trường hợp người ta nhận thấy có tỷ lệ lây truyền HIV qua rau thai cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Sự lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ. Nguyên nhân khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo (nuốt nước ối, virut trong máu và dịch âm đạo của mẹ có chứa HIV) hoặc do sự trao đổi máu mẹ – thai nhi khi chuyển dạ (ở giai đoạn này các cơn co tử cung của mẹ có thể “bơm mạnh” máu mẹ chứa HIV vào tuần hoàn của thai nhi làm cho trẻ dễ bị nhiễm HIV từ mẹ). Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và được tư vấn, điều trị thích hợp thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 5%.
Điều quan trọng nhất trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là giúp người phụ nữ chủ động tìm hiểu nhằm nắm rõ nguy cơ lây nhiễm và đường lây truyền HIV để họ biết cách tự phòng bệnh cho mình và tránh lây nhiễm HIV cho con. Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn mang thai thì cần được tư vấn và được thăm khám thai hàng tháng ở các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; uống thuốc kháng virut để điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo phác đồ của Bộ Y tế; cung cấp các biện pháp chăm sóc và dự phòng thích hợp trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ như đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đỡ đẻ, hạn chế các can thiệp gây chảy máu (cắt tầng sinh môn), chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định của sản khoa. Với phụ nữ có HIV mang thai, nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỉ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Phụ nữ có HIV mang thai không được dừng điều trị thuốc ARV vì sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm miễn dịch, gây nguy cơ kháng thuốc và làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, sinh nở an và nuôi con an toàn, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn 2%. Nhưng nếu không có các can thiệp giảm thiểu lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nguy cơ mẹ lây truyền HIV sang con có thể từ 20 đến 45%.Chăm sóc và hỗ trợ sau khi sinh Trẻ sau khi sinh cần tiếp tục được theo dõi và xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm HIV, dự phòng các nhiễm trùng cơ hội. Người mẹ sau khi sinh cần được tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại một cơ sở y tế để xem xét chỉ định điều trị thuốc kháng virut (ARV) hoặc nhiễm trùng cơ hội khi có chỉ định. Nguy cơ truyền nhiễm virus tăng đáng kể khi các bà mẹ mang HIV cho con bú.
Cách duy nhất để loại bỏ nguy cơ này là không cho trẻ bú mẹ, nhưng các sản phẩm sữa ngoài thường không thực sự an toàn, lại rất đắt đỏ, nhất là đối với những nước dang phát triển. Những trẻ ăn sữa ngoài dễ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy và mắc các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt ở những nước gần sa mạc Sahara, nơi sinh sống của hơn 90% các bà mẹ nhiễm HIV. Có thể cho trẻ sử dụng loại núm vú giả có thể giúp những bà mẹ đang nuôi con giảm nguy cơ lây truyền HIV sang con qua sữa mẹ, và đưa thuốc kháng virus vào em bé qua đường bú.
VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẪN CHI TIẾT MS. Mỹ Uyên CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN HOTLINE: 0938.994.298 - 0934.571.249 Email: p8@piyavate.com.vn Skype: bvpiyavate2 Fanpage :https://www.facebook.com/piyavate.sinhcontheoymuon/ ----------------------------------------- BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PIYAVATE BANGKOK- THAILAND TP.HCM: 243/16a Chu Văn An, F.12,Q.Bình Thạnh HÀ NỘI : 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà NộiWebside: piyavate.com.vn |