Văn hóa ẩm thực truyền thống là nét văn hóa tự nhiên trong cuộc sống đời thường. Đối với người Việt Nam, ẩm thực không những là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Qua những nét đẹp từ ẩm thực người ta có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam thể hiện rõ nét phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc cũng như phong tục trong cách ăn uống ở nước ta…
Cách làm bỏng ngô ngon hấp dẫn
Ngay từ khi những dấu chân đầu tiên của con người in dấu trên Trái Đất, ngay từ thời kì bình minh của nhân loại, việc ăn uống đã được coi như là một nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống của sinh vật sống nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên, ở thời kì cổ đại đó, thức ăn vẫn còn khan hiếm buộc con người không có quyền lựa chọn thức ăn
Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác.
Tinh hoa ẩm thực Việt Nam, bên cạnh bản sắc văn hóa độc đáo, còn chứa đựng tính nghệ thuật cao, thể hiện sự khéo léo, tinh tế, nhân văn trong phong cách chế biến, thưởng thức các món ăn của người dân Việt Nam. Đây thực sự là di sản du lịch văn hóa phi vật thể mang tính bền vững, là thế mạnh của du lịch Việt Nam, cần phải được gìn giữ, phát huy, lấy đó làm cơ sở để định vị thương hiệu, quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia.
Bản sắc dân tộc là một phạm trù động, chứ không tĩnh, nó luôn được bổ sung và làm mới trên cơ sở đặc điểm và đặc tính của cộng đồng dân tộc. Văn hóa ẩm thực cũng như mọi thành tố văn hóa khác của Việt Nam phải trải qua nhiều giai đoạn biến đổi, nhưng rồi mọi sự giao lưu và tiếp thu qua biến đổi, rốt cuộc được bản địa hóa, mang đậm dấu ấn trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Đất nước Việt Nam nằm ở vị trí “ngã tư đường của các nền văn minh” nên từ lâu lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi hai trào lưu giao thoa lớn: giữa Đại Việt - Việt Nam với Trung Hoa trước công nguyên cho đến tận ngày nay, và sự giao lưu văn hóa Việt Nam với phương Tây từ TK XVII-XVIII, nhất là với Pháp và qua Pháp với châu Âu từ cuối TK XIX trở đi. Trừ những món ăn thức uống dân gian thuần Việt đã trở thành bề dày của truyền thống, còn hầu như không thứ ẩm thực nào mang tính hiện đại của Việt Nam mà không ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi một quá trình giao lưu liên tục với bên ngoài. Sự tinh tế thẩm mỹ và kinh nghiệm khéo léo từ đôi bàn tay, con người Việt Nam đã xây dựng một nền văn hóa ẩm thực cho riêng mình.
Cơ cấu bữa ăn chính của người Việt hiện cũng đã cải thiện đáng kể theo hướng gia tăng các món mặn nhiều dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu động vật.
Mỗi một nơi trên dải đất hình chữ S hầu như đều có những câu chuyện thú vị về ẩm thực, về cách người nấu đặt để tâm huyết vào nguyên liệu và làm nên những món ăn ngon.